Những điều bạn cần biết trước khi dán răng sứ veneer

Ngày:

Dán răng sứ veneer là phương pháp làm tăng độ thẩm mỹ cho răng với quy trình đơn giản, không xâm lấn vào răng hiện đang được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên có nhiều tranh cãi trước phương pháp làm đẹp này vì những nguyên nhân nó có thể gây ra. Dưới đây là những điều cần biết trước khi quyết định có nên dán răng sứ veneer hay không.

 

Dán răng sứ veneer là gì?


Về cơ bản, veneer là một tấm sứ mỏng được gắn cố định vào răng để che đi màu sắc, hình dạng hoặc vị trí tự nhiên của nó trong miệng. Có thể dán veneer chỉ cho một chiếc răng (giả sử bạn bị vấp ngã khi còn nhỏ và bây giờ nó có màu xám) hoặc nhiều răng. Bạn cũng có thể lựa chọn dán veneers một phần (chúng không bao phủ toàn bộ răng của bạn) hoặc toàn bộ (chúng bao phủ toàn bộ mặt trước của răng) phụ thuộc vào ngân sách và nhu cầu của mỗi người.


Kỹ thuật thực hiện dán veneer rất khó phụ thuộc vào bác sĩ có trình độ cao, hiện đại, chuẩn quy trình. Tác hại của tay nghề kém là Mài quá nhiều răng thật, miếng dán dễ bong tróc, lớp keo gắn giữa bị sủi…

 

Ai nên dán răng sứ veneer?


Hầu hết những người có vệ sinh răng miệng tốt và mô nướu khỏe mạnh đều có thể xem xét dán veneers nếu họ không thích vẻ ngoài của răng hoặc nụ cười tổng thể của họ. Tuy nhiên nhiều người tìm đến dán răng sứ veneer để xử lý vấn đề vì dụ như răng khấp khểnh không muốn niềng răng (hoặc làm lại ...), một số người không thích màu răng và muốn làm trắng răng vĩnh viễn, những bệnh nhân khác bị sứt mẻ răng. Thậm chí một số người đã từng làm veneers sứ dày hơn trong quá khứ và muốn hoàn thiện tự nhiên hơn.

 

nhung-dieu-ban-can-biet-truoc-khi-dan-rang-su-veneer


Dán răng sứ veneer có bền không?


Keo dùng trong dán răng sứ là một chất có thể tạo cầu nối từ răng thật của bạn đến sứ một cách tinh vi để nó dính chặt vào răng và trở thành một. Sau khi chất keo liên kết được đặt vào đúng vị trí trên răng của bạn, chất keo được bảo dưỡng bằng tia cực tím cực nhỏ để cố định mọi thứ vào đúng vị trí. Vì vậy việc dán răng sứ veneer phụ thuộc nhiều vào tay nghề nha sĩ và răng ban đầu.


Dán răng sứ thậm chí có thể bền đến 15-20 năm, đó là lúc chúng cần được thay thế. Tuy nhiên sứ veneer có thể bị mất liên kết hoặc vỡ, nhưng nếu điều này xảy ra, nha sĩ có thể phải gắn lại hoặc thay thế veneer, tùy thuộc vào tình huống.

 

Có phải mài răng để dán răng sứ veneer không?


Răng có thể cần được mài bớt trong giai đoạn chuẩn bị, nhưng điều đó phải phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của răng bạn. Khi thực hiện dán sứ mài rất ít mô răng, không làm tổn hại đến mặt trong và mặt bên của răng. Bên cạnh đó, phương pháp này ít gây nên tình trạng chết tủy và hiếm khi phải chữa tủy.


nhung-dieu-ban-can-biet-truoc-khi-dan-rang-su-veneer


Tuy nhiên nếu bạn sở hữu một hàm răng khấp khểnh, lớn, trông có vẻ hơi xỉn màu, đó là lúc thực sự phải cạo bớt răng để có được vẻ ngoài như mong muốn. Nhưng nếu bạn có răng ngắn và có khoảng trống ở giữa các răng, nha sĩ sẽ không phải chuẩn bị mài răng nhiều.

 

Ưu và nhược điểm của dán răng sứ veneer


Ưu điểm


Độ thẩm mỹ cao: Dán sứ làm thay đổi hình dáng, màu sắc, kích thước của răng, giúp răng đều và đẹp hơn. Bên cạnh đó, màu sắc của sứ veneer khá tự nhiên nên sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn khi mỉm cười.

 Độ bền cao: Mặt dán veneer có tuổi thọ trung bình 10 – 15 năm nếu được thực hiện bởi bác sĩ tay nghề cao và chăm sóc răng tốt.


nhung-dieu-ban-can-biet-truoc-khi-dan-rang-su-veneer


Ít tác động đến răng thật: Khi thực hiện dán sứ mài rất ít mô răng, không làm tổn hại đến mặt trong và mặt bên của răng. Bên cạnh đó, phương pháp này ít gây nên tình trạng chết tủy và hiếm khi phải chữa tủy. Ngoài ra cũng hạn chế ê buốt răng do không xâm lấn vào tủy.

Đảm bảo chức năng ăn nhai: Phương pháp này chỉ mài ở mặt ngoài của răng nên cấu trúc giải phẫu của mô răng ít bị ảnh hưởng, do đó vấn đề ăn nhai của bệnh nhân sẽ không bị ảnh hưởng.

 

Nhược điểm


Dán sứ veneer là một quá trình không thể đảo ngược vì một khi răng bị mài đi, nó sẽ không thể trở lại được như cũ.

Nhiều khách hàng sau khi dán sứ veneer lại không cắn đứt được sợi bún, sợi phở, hay không thể dùng được răng cửa để cắn. Nguyên nhân là do sự xáo trộn, thay đổi khớp cắn khi bác sĩ dán sứ răng veneer cho bạn.


nhung-dieu-ban-can-biet-truoc-khi-dan-rang-su-veneer


Thông thường sau khi dán, bạn sẽ mất cần 1 – 3 lần tới nha khoa để chỉnh sửa khớp cắn. Tuy nhiên, nếu chỉnh sửa quá nhiều lần mà khớp cắn chuẩn không được thiết lập lại lâu ngày sẽ dẫn đến hiện tượng mỏi hàm, tổn thương răng, đau khớp thái dương hàm.


Hậu quả khi dán sứ veneer sai không thể xem nhẹ. Do đó, bạn cần tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín để đảm bảo việc phục hình răng đạt hiệu quả cao và không xảy ra những điều đáng tiếc, ảnh hưởng đến khớp cắn, việc ăn nhai của mình.

 

Nên dán sứ veneer hay bọc răng sứ?


Dán sứ veneer và bọc răng sứ được thực hiện trong các trường hợp như:

  • Bọc răng sứ:Nhằm khôi phục răng bị hư hỏng nặng như màu răng xấu, răng gãy vỡ, sâu nặng hoặc mất gần toàn bộ phần ngoài của răng, răng không đều, khớp cắn không tốt.
  • Dán sứ veneer:Dùng trong trường hợp răng sậm màu, ố vàng, răng chỉ bị mòn, vỡ ở mức độ tương đối, không quá 1/3 thân răng.


nhung-dieu-ban-can-biet-truoc-khi-dan-rang-su-veneer


Kỹ thuật thực hiện cũng sẽ khác nhau và mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng.

  • Bọc răng sứ: Nha sĩ sẽ mài mô răng một lớp khoảng từ 0,6 – 1,2mm rồi sau đó gắn mão sứ lên trên. Quá trình thực hiện có thể ảnh hưởng đến chân răng, thậm chí phải lấy tủy răng, do đó bạn nên được sử dụng phương pháp này khi răng bị hư hỏng nặng.
  • Dán sứ veneer: Nha sĩ chỉ cần mài một lớp mỏng trên bề mặt ngoài của răng chỉ khoảng 0,3 – 0,5mm. Do đó, phần lớn men răng và các mô nhạy cảm xung quanh răng không bị ảnh hưởng.

 

Lưu ý vệ sinh răng miệng sau khi dán sứ veneer


Để giữ cho dán răng sứ của bạn trông đẹp và trắng sáng trong thời gian dài nhất có thể, bạn phải đến nha sĩ ít nhất hai lần một năm để làm sạch và kiên trì việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa. Dán răng sứ veneer là một khoản đầu tư mà bạn phải chăm sóc. Nếu không, bạn sẽ cần phải thay thế chúng sớm hơn tiêu chuẩn 15 đến 20 năm.


nhung-dieu-ban-can-biet-truoc-khi-dan-rang-su-veneer


Có khả năng bị sâu răng khi đang dán sứ veneer không?


Câu trả lời là có. Bạn không chỉ có thể bị sâu răng khi lớp veneer không phủ kín răng mà còn có thể bị sâu bên dưới chúng. Veneers (cho dù chúng bao phủ toàn bộ hay một phần răng) không phải là phương pháp ngăn chặn răng khỏi vi khuẩn vì vậy bạn cần phải thực sự chăm sóc chúng để đảm bảo chúng tồn tại lâu nhất có thể. Vì vậy việc chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng là điều vô cùng cần thiết.

 

Chăm sóc răng sứ/ dán sứ veneer hiệu quả bằng máy tăm nước


Có một dụng cụ vệ sinh răng miệng đang được phổ biến hiện nay trong việc làm sạch hiệu quả mảng bám và thức ăn thừa kẽ răng và phòng tránh các bệnh về răng đó là máy tăm nước. Đặc biệt đối với răng sứ hay dán sứ thì việc chăm sóc răng miệng sẽ khó khăn hơn do đặc thù của chúng.


nhung-dieu-ban-can-biet-truoc-khi-dan-rang-su-veneer


Máy tăm nước Aquapulse A800


Máy tăm nước Aquapulse A800 là dòng máy tăm nước siêu âm cao cấp của thương hiệu Aquapulse. A800 có 4 chế độ tùy chỉnh tốc độ nước là Normal, Soft, Pulse, DIY phù hợp với nhiều nhu cầu của người dùng.


Chế độ thông thường Normal: chế độ làm sạch tiêu chuẩn, có thể loại bỏ hiệu quả cặn thức ăn bám trọng kẽ răng, làm sạch sâu kẽ răng, giữ cho miệng thơm mát

Chế độ Soft: làm sạch nhẹ nhàng, phù hợp lần đầu sử dụng làm quen

Chế độ Pulse: phun kết hợp massage, thúc đẩy tuần hoàn máu

Chế độ DIY Mode: tùy chỉnh và thiết lập mức độ làm sạch khác theo sở thích cá nhân.


nhung-dieu-ban-can-biet-truoc-khi-dan-rang-su-veneer


Bên cạnh đó, máy tăm nước Aquapulse X6 cũng là sự lựa chọn hợp lý khi trang bị nhiều chế độ thông minh và sạc không dây tiện lợi.


may-tam-nuoc-aquapulse-x6


Đi kèm với máy là dây sạc USB phổ biến, 4 đầu tăm thay thế gồm 2 tiêu chuẩn, 1 nha chu, 1 chỉnh nha và 1 túi du lịch, sách hướng dẫn sử dụng chi tiết bằng tiếng anh + tiếng Việt kiêm phiếu bảo hành.

 

 Tóm lại, để có một hàm răng đẹp đẽ, trắng sáng thì dán sứ veneer cũng là một sự lựa chọn không tồi. Tuy nhiên có khá nhiều điều cần phải lưu ý khi thực hiện phương pháp này đặc biệt là về chăm sóc răng miệng đúng cách để không gây ra những bệnh lý về răng, ảnh hưởng đến chất lượng dán sứ veneer.

Diễm Vũ
BÌNH LUẬN

: